Thận yếu phải làm sao, cách khắc phục thế nào?
Lê Vi Tuyến ( Kim Sơn- Ninh Bình)
Trả lời
Thận yếu là gì?
Thận là thể tạng trong hệ tiết niệu gồm 2 quả nằm sát thành sau của bụng. Thận được coi như" của ngõ sinh mệnh" là "trái tim thứ hai" của con người. Bởi thận đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng nhằm duy trì sự sống của con người: lọc máu, điều hòa thể tích máu, điều hòa huyết áp cho cơ thể. Thận yếu hay còn được gọi là chức năng thận bị suy giảm, bệnh thường phát triển âm thầm, khi ở giai đoạn nhẹ, người bệnh rất khó phát hiện ra. Thường đến khi thận yếu giai đoạn sau gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày người bệnh mới phát hiện. Khi chức năng thận bị suy giảm, các chất độc hại không được thoát ra, tích tụ trong cơ thể con người gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người bệnh thận yếu đối mặt với các nguy cơ: yếu sinh lý, viêm bàng quang cao huyết áp...Dấu hiệu nhận biết thận yếu
Ban đầu, các dấu hiệu thận yếu khá mờ nhạt, tuy nhiên nếu để ý, bạn vẫn có thể nhận biết biểu hiện thận yếu từ sớm dựa vào một số triệu chứng dưới đây:Chức năng sinh lý suy giảm
Chức năng của thận ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình hoạt động của hormone sinh dục nam. Trong Đông y, thận có vai trò chủ yếu trong việc duy trì hoạt động các chức năng sinh lý, khi thận âm và thận dương bị mất cân bằng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến các chức năng sinh lý trong cơ thể.
Khi thận gặp vấn đề, người bệnh có thể gặp các vấn đề về sinh lý: sinh lý, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương thậm chí là liệt dương, vô sinh... ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và hạnh phúc gia đình.
Dấu hiệu tiểu tiện
Tiểu đêm nhiều lần là một trong những triệu chứng nhận biết của bệnh thận yếu. Chức năng của thận là lọc nước tiểu, khi chức năng thận yếu đi, nhu cầu đi tiểu ở nam giới có thể tăng lên, nhất là vào ban đêm. Ngoài tiểu đêm nhiều còn kèm theo cảm giác buồn tiểu không dứt và hay mót tiểu, bàng quang lúc nào cũng trong trạng thái đầy nước, tiểu đau buốt khó khăn.
Bình thường, nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc vàng sậm (do uống ít nước). Tuy nhiên, một số dấu hiệu về nước tiểu sau cảnh báo bạn về chức năng thận đang suy giảm: nước tiểu có màu tối hoặc nhạt hơn bình thường, nước tiểu có nhiều bọt, nước tiểu có màu khác thường.
Suy nhược cơ thể
Thận sản sinh ra Hormone Erythropoietin có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu của cơ thể, mang oxy cung cấp cho não bộ và các cơ quan trong cơ thể. Khi thận yếu, thận sẽ tạo ít Ertthropoietin hơn, cơ thể từ đó có ít các hồng cầu vận chuyển oxy hơn dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể và đầu óc của bạn nhanh chóng mệt mỏi, tinh thần uể oải dẫn đến cơ thể suy nhược.
Đau lưng
Đau lưng là triệu chứng phổ biến ở thận yếu nhưng thường bị nhầm lẫn với một số bệnh lý về xương khớp nên người bệnh thường chủ quan và hướng điều trị không mang lại hiệu quả. Người bệnh thận yếu thường xuyên bị đau lưng nhất là khi cúi, thậm chí cả khi đứng thẳng. Ngoài đau lưng, bệnh nhân cũng có thể đau nhức phần gót chân hoặc bàn chân.
Bên cạnh đó, triệu chứng đau lưng còn tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh thận yếu:
- Mức độ bệnh nhẹ, đau lưng xảy ra khi người bệnh vận động, đứng thẳng, cúi, khom lưng
- Mức độ bệnh nặng, người bệnh đau cả bàn chân và gót chân
Một số dấu hiệu phổ biến khác mà bạn không thể bỏ qua:
- Phù nề: Chức năng thận bị suy giảm, tuần hoàn máu kém dẫn tới hàm lượng độc tố trong cơ thể tích tụ trong cơ thể gây ra phù nề và chứng tay chân lạnh.
- Hoa mắt, chóng mặt: Thận là cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng và có mối quan hệ thân mật với các cơ quan khác trong tạng phụ. Chính vì vậy, khi thận gặp trục trặc, các cơ quan khác cũng tổn thương gây ra các chứng hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, tinh thần mệt mỏi…
- Rối loạn tiêu hóa: Thông thường, người bệnh sẽ có hiện tượng bị táo bón. Hiện tượng này gây ra đầy hơi, khó tiêu, suy giảm chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngay khi có biểu hiện này, bạn cần nghĩ đến nguy cơ mắc thận yếu để lên kế hoạch thăm khám và điều trị kịp thời.
Phải làm gì để cải thiện chứng thận dương yếu?
1. Chế độ dinh dưỡng khoa học
- Nên uống đầy đủ nước mỗi ngày, theo khuyến cáo, mỗi ngày uống từ 2-2,5 lít nước để đảm bảo nhu cầu cung cấp đủ nước cho thận hoạt động hiệu quả, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
- Có thể bổ sung các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ để bổ sung thêm vitamin, khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi trong khẩu phần ăn hằng ngày giúp tăng cường vitamin, nhất là một số loại rau xanh, trái cây giúp hỗ trợ tăng cường chức năng thận, tốt cho bệnh thận như: súp lơ, cà rốt, đu đủ...
- Loại bỏ những loại đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp bởi nó có nhiều chất bảo quản ra khỏi khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Không dùng các thực phẩm chứa nhiều photpho, nước ngọt có ga, thực phẩm chế biến sẵn nếu dùng sẽ gây hại cho thận gây ra hiện tượng hấp thụ photpho dẫn tới các bệnh về xương, rối loạn động cơ tim, đặc biệt là gây hại cho thận.
- Hạn chế những thức ăn nhiều gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ.
2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Kiểm soát cân nặng vừa phải bởi thừa cân, béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và có nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao có thể làm hỏng thận
- Nên sắp xếp cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya, đảm bảo có giấc ngủ đủ 6-8 tiếng/ ngày.
- Không sử dụng thuốc lá, thức uống có cồn, bia, rượu, chất kích thích có hại cho cơ thể, khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để lọc bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể
- Có thói quen thường xuyên kiểm tra huyết áp và lượng cholesterol trong máu
- Vận động thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe, tránh tập luyện quá sức gây mệt mỏi.
- Tuyệt đối không được nhịn tiểu bởi đây là thói quen vô cùng nguy hại cho thận cũng như là hệ tiêu hóa
3. Sử dụng các biện pháp dân gian
Song song với việc áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt để hỗ trợ, tăng cường chức năng thận, bạn có thể sử dụng các vị thuốc tự nhiên, từ cây cỏ vườn nhà rất an toàn và dễ thực hiện để hỗ trợ điều trị thận yếu. Dưới đây là một số bài thuốc bạn có thể tham khảo Râu ngô: Từ xa xưa, râu ngô được biết đến với công dụng lợi tiểu và giải nhiệt tự nhiên. Ngoài ra, các thành phần khoáng chất trong râu ngô cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh thận, hỗ trợ đào thải các chất độc, giảm gánh nặng cho thận.- Râu ngô rửa sạch, để ráo nước
- Cho vào nồi nước đun khoảng 10 phút
- Chắt lấy nước uống, vừa thanh nhiệt, giải độc và tăng cường chức năng thận
- Lấy 10 gam mã đề phơi khô và 2 gam cam thảo đem rửa sạch
- Cho vào nồi sắc cùng 600ml, đun âm ỉ cạn còn 1/3 nước
- Chắt lấy nước chia thành 3 lần uống trong ngày, uống 1 lần trong ngày.
- Dùng 30gam rau ngổ đem rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt để ráo nước
- Lấy lá rau ngổ để ráo, thái nhỏ cho vào máy xay nhuyễn cùng 150ml nước
- Lọc qua rây để lấy nước rau ngổ, uống ngày 2 lần.
Sử dụng KingsUp giúp tăng cường chức năng thận
Để tăng cường chức năng thận, song song với áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và các biện pháp dân gian, anh Tuyến có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe KingsUp. KingsUp là là sự kết hợp của các loại dược liệu như: Đông trùng hạ thảo, Cao bá bệnh, Cao Dâm dương kết hợp với các hoạt chất độc quyền Ostholodin, Damilib. Sản phẩm có rất nhiều thành phần đem lại hiệu quả bổ thận dương, cải thiện thận yếu ở nam (không phải là hội chứng thận hư – một bệnh lý khác) như Xà sàng tử, Dâm dương hoắc, cụ thể:- Xà sàng tử: Giúp cường dương, ôn thận, sát trùng, tán hàn. Coumarin trong Xà sàng tử có tác dụng bổ thận dương, Coumarin trong Xà sàng tử ảnh hưởng đến Prostaglandin huyết tương và các Nucleotid vòng giúp cải thiện tình trạng thận dương yếu
- Dâm dương hoắc: Giúp trị liệt dương, hoạt tinh, yếu chân tay, tăng cường hoạt động tình dục nam, tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể
- Đông trùng hạ thảo có tới 17 loại axit amin khác nhau, cùng với hàm lượng vitamin, nguyên tố vi lượng, D – mannitol dồi dào cực kỳ tốt cho sức khỏe.
- Giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường khả năng sinh lý nam.
- Giảm tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn.
- Làm chậm quá trình mãn dục nam.
- Cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng, giúp tăng khả năng thụ thai.