Người bị thận yếu nên hạn chế ăn gì?

Chào chuyên gia! Tôi năm nay 40 tuổi. Gần đây tôi có dấu hiệu tiểu đêm nhiều, suy giảm sinh lý. Đi khám được kết luận bị chứng thận yếu. Tôi không biết, bị thận yếu thì nên hạn chế ăn gì và có thể ăn gì để bệnh tình nhanh thuyên giảm. Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn!

Nguyễn Văn Linh- Lào Cai

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mục hỏi đáp của phongdo.vn. Để giải đáp thắc mắc, mời bạn tham khảo những thông tin dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến thận như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, nhất là người có vấn đề về sức khỏe. Đối với những người mắc thận yếu, chế độ ăn uống càng cần được chú ý. Bởi khi thận yếu, chức năng lọc máu, cân bằng điện giải trong cơ thể, đào thải độc tố, bài tiết nước tiểu của thận bị suy giảm. Lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp giảm tải áp lực cho thận, và giúp thận phục hồi. Ngược lại, nếu chức năng thận suy giảm mà bạn lại tiếp tục ăn những loại thực phẩm không tốt cho thận sẽ càng khiến thận bị ảnh hưởng thậm chí, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn ở thận. Thận yếu gây tác động tiêu cực đến nhiều cơ quan như: hệ bài tiết, xương khớp nhức mỏi, chức năng sinh lý bị suy giảm, mãn dục.. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn có thể kết hợp với chế độ ăn uống khoa học lành mạnh để tăng cường chức năng thận.

Thận yếu nên hạn chế ăn gì?

1. Tránh xa thực phẩm chứa nhiều muối

Nhắc đến vấn đề kiêng kị với bệnh thận yếu, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến đó là muối. Nguyên nhân bởi muối làm tăng sản sinh oxalate – đây là một hợp chất gây suy thận, sử dụng thực phẩm quá nhiều muối làm tăng gánh nặng cho thận. Theo các bác sĩ chuyên môn, những người thận yếu, chức năng thận suy giảm chỉ nên ăn từ 2 – 4 gram muối/ngày. Ngoài ra, các loại đồ ăn nên chế biến dưới dạng hấp, luộc. Khi chấm mắm hay muối nên chấm ít, cố gắng nên ăn nhạt để giảm áp lực lên thận.

2. Không ăn thực phẩm nhiều đường

Những người thận yếu nên từ bỏ thói quen ăn ngọt càng sớm càng tốt. Nếu bạn ăn quá nhiều đường bệnh càng trở lên trầm trọng. Lượng đường nhiều khiến thận của bạn phải hoạt động tăng cường để đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh thận nên kiêng đồ ngọt như kẹo, bánh kem, kem... Bởi nó buộc thận phải làm việc với hiệu suất lớn hơn để đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể.

3. Không ăn thực phẩm giàu kali

Thận yếu khiến chức năng thận suy giảm. Do đó, khả năng lọc kali bị hạn chế. Đây chính là lý do khiến các loại thực phẩm chứa chất này nằm trong danh sách câu trả lời cho thận yếu nên tránh ăn gì. Nhóm thực phẩm này gồm: dưa hấu, khoai tây, kiwi…

4. Không ăn thức ăn nhiều photpho

Khi thận yếu, việc tiêu thụ quá nhiều photpho có thể gây ra sự tích tụ photpho trong máu, có thể gây ra tình trạng xương của bạn mỏng và yếu theo thời gian và làm tăng nguy cơ vỡ xương hoặc gãy xương. Chính vì vậy, để tránh cho thận phải làm việc quá tải, người bệnh không nên ăn thực phẩm chứa nhiều photpho như: phomai, bơ đậu phộng, socola… Ngoài ra, người bênh thận yếu chỉ nên nạp vào cơ thể dưới 1.000 miligam photpho/ngày.

5. Hạn chế các loại thịt từ động vật, hải sản

Người thận yếu nên hạn chế ăn các loại thịt gia cầm bởi thịt gia cầm như thịt gà, ngan, ngỗng, vịt… chứa một hàm lượng protein khá cao. Khi lượng protein cao đi vào cơ thể quá trình tiêu hóa sẽ phá vỡ protein, biến chúng trở thành chất thải trong máu, khiến thận phải làm việc tăng cường. Chính vì vậy, ăn thịt gia cầm không tốt cho người thận yếu. Hải sản chứa nhiều canxi, khi người bệnh nạp quá nhiều hải sản vào bên trong cơ thể đây chính là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân rất dễ hình thành sỏi canxi trong thận. Ngoài ra, các loại hải sản có chứa một lượng khá lớn muối nếu như bệnh nhân thường xuyên ăn hải sản thì bệnh nhân cũng rất dễ mắc bệnh sỏi thận.

6. Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, khiến thận phải hoạt động nhiều hơn, lọc máu với tần suất lớn hơn. Vì vậy, người thận yếu nên tránh các loại thực ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh...

7. Tránh những đồ ăn đóng hộp

Những loại thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản cao, hàm lượng natri nhiều. Khi người thận yếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm đóng hộp, lượng natri sẽ tích tụ dần, gia tăng áp lực lên thận, từ đó chức năng thận bị suy yếu dần. Ngoài ra, những thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn cũng thường chứa nhiều muối. Người bệnh tiêu thụ thực phẩm này vào trong người nên không thể kiểm soát được hàm lượng muối gây ảnh hưởng đến chức năng thận.

8. Hạn chế nội tạng động vật

Nội tạng động vật có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt khiến thận phải hoạt động quá sức để lọc máu. Vì vậy việc ăn nhiều nội tạng sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch, đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, huyết áp cao, thận... Người bệnh thận yếu, chức năng thận suy giảm không nên lạm dụng các loại thực phẩm này, chỉ nên ăn khoảng 1-2 lần/tuần.

9. Sữa từ động vật

Sữa động vật hoặc các sản phẩm từ sữa động vật có hàm lượng protein và các khoáng chất như kali, photpho rất cao làm gia tăng sự bài tiết canxi trong nước tiểu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh sỏi thận càng cao. Các loại sản phẩm được chế biến từ sữa cung cấp lượng lớn protein cho cơ thể. Nhưng đối với những người mắc bệnh thận thì việc cân bằng lượng protein từ các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, từ sữa là vô cùng cần thiết. Hoặc bạn có thể chọn sữa được chiết xuất từ các loại thực vật để sử dụng thay thế cho sữa động vật.

10. Tránh xa bia, rượu, thuốc lá

Theo giới chuyên môn, bia, rượu, thức uống có cồn như: Acid acetic, methanol, aldehyde có thể làm tăng sản xuất acid lactic khiến thận buộc phải ưu tiên đào thải acid lactic khiến nồng độ acid uric lắng đọng trong các ống thận và gây suy giảm chức năng.  Nồng độ cồn trong cơ thể cao ảnh hưởng lớn đến chức năng của thận, và làm giảm khả năng lọc chất thải ra khỏi máu. Thêm vào đó, rượu làm cơ thể bị mất nước, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, các cơ quan trong cơ thể trong đó có thận.

Người bị thận yếu nên ăn gì?

Các chuyên gia khuyên rằng, người bị thận yếu có thể bổ sung những loại thực phẩm giàu tinh bột, vitamin và khoáng chất để cung cấp năng lượng và giảm áp lực lên thận. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh thận yếu nên bổ sung:

Khoai lang

Khoai lang có chứa beta-carotene – tiền chất của vitamin A. Loại vitamin này có khả năng thúc đẩy phục hồi các tế bào tổn thương, tăng cường sức đề kháng và loại bỏ các tác nhân tiềm ẩn trong cơ thể. Ngoài ra, khoai lang giàu chất xơ, vitamin, tinh bột và khoáng chất cao giúp đảm bảo hoạt động chức năng thận. So với những loại ngũ cốc khác, hàm lượng đường trong khoai lang thấp hơn vì vậy có thể tránh gây áp lực lên cơ quan này. Vì ngoài chức năng bài tiết, thận còn đảm nhiệm vai trò ổn định đường huyết trong cơ thể.

Rau xanh

Rau xanh có khả năng kiềm hóa nước tiểu, hỗ trợ hoạt động của thận. Các loại rau xanh thường có độ pH cao, giúp trung hòa axit dịch vị dạ dày, kiềm hóa nước tiểu và nước tiểu được bài tiết dễ dàng và tránh gây áp lực lên thận.

Các hợp chất thực vật từ rau xanh như glucosinolate, beta-carotene, kaempferol, riboflavin, niacin,… còn hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể và bài tiết độc tố. Vì vậy bổ sung rau xanh vào chế độ ăn có thể giúp làm sạch máu và hạn chế chức năng lọc máu ở thận.

Cá hồi

Cá hồi giúp làm giảm tổn thương ở thận bởi cá hồi chứa nhiều đạm, omega 3 cho cơ thể giúp chống oxy hóa, phục hồi các tế bào tổn thương và giảm viêm trong cơ thể. Người bệnh thận có thể bổ sung cá hồi thường xuyên có thể làm giảm mức độ tổn thương ở các tế bào thận và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý này.

Ớt chuông đỏ

Ở chuông đỏ có chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhiều hợp chất thực vật, đặc biệt là lycopene giúp phục hồi thương tổn và điều hòa nồng độ điện giải trong cơ thể. Ngoài ra, ớt chuông còn chứa hàm lượng chất xơ và vitamin dồi dào, có tác dụng thanh lọc cơ thể và loại bỏ các độc tố có hại trong máu. Bệnh nhân mắc thận yếu có thể bổ sung ớt chuông đổ vào chế độ ăn hằng ngày để cải thiện bệnh.

Tỏi

7 cách tăng cường sinh lý với tỏi Trong tỏi có allicine có khả năng lành sạch máu, giảm nồng độ cholesterol và ổn định huyết áp. Các hoạt chất allicin trong tỏi giúp ức chế virus, vi nấm, ký sinh trùng và một số vi khuẩn gây hại. Vì vậy bổ sung tỏi vào chế độ dinh dưỡng có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng thận và thúc đẩy tế bào phục hồi, tăng cường chức năng nặng.

Lòng trắng trứng gà

Lòng trắng trứng gà có chừa hàm lượng protein và nhiều khoáng chất, vitamin thiết yếu. Người bệnh thận yếu không nên bổ sung quá nhiều đạm bởi nó gây tình trạng mệt mỏi, thiết tập trung và tránh ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Chính vì vậy, bạn có thể bổ sung một lượng đạm vừa phải bằng lòng trắng trứng.

Thay thế đạm động vật bằng các loại đậu

Các loại hạt họ đậu là nguồn đạm thực vật lành mạnh có thể thay thế đạm động vật. Những loại hạt họ đậu giúp cung cấp protein và các thành phần dinh dưỡng cần thiết mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận. Không chỉ vậy, các loại đậu còn chứa nhiều acid amin và hợp chất thực vật giúp loại trừ gốc tự do, thanh lọc cơ thể và giảm nồng độ cholesterol.

Trái cây tốt cho bệnh thận

Một số loại trái cây tốt cho người thận yếu như bơ, táo, dưa lưới... giúp vitamin, khoáng chất, không chứa đạm và chất béo, điều hòa huyết áp. Epicatechin flavonoid trong táo có khả năng giảm cholesterol và duy trì huyết áp ở mức ổn định. Các hợp chất thực vật như beta-carotene, acid caffeic, phytoene, quercetin,… trong dưa lưới có thể hỗ trợ tiêu trừ các gốc tự do và thanh lọc cơ thể. Theo nghiên cứu, bơ có khả năng giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Ngoài ra, bơ có khả năng cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và dễ chuyển hóa. Bên cạnh đó, loại trái cây này còn chứa nhiều acid béo không no, vitamin, khoáng chất,… cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy, bơ là một trong những loại trái cây thích hợp với bệnh nhân suy giảm chức năng thận. ☛ Tham khảo: Top 10 Thực phẩm bổ thận tráng dương

Lời khuyên từ chuyên gia

Nguyên tắc ăn uống

  • Người bệnh thận yếu cần cân bằng chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn. Không nên loại kiêng cữ hoàn toàn các thực phẩm chứa đạm ra khỏi chế độ ăn. Người bệnh có thể bổ sung lượng đạm thực vật vừa đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Cần cân bằng thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn  đầy đủ các loại đạm, tinh bột, vitamin, khoáng chất...
  • Không nên lạm dụng hay ăn quá nhiều một nhóm thực phẩm nào.
  • Không nên kiêng khem quá mức khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
  • Người bệnh nên ăn đủ bữa, ăn uống đúng giờ.
  • Khi ăn cần ăn chậm, nhai kĩ, tập trung để hệ tiêu hóa hoạt động được tốt nhất.
  • Cẩn bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể giúp thận bài tiết và thanh lọc hiệu quả. Chú ý không nên uống quá nhiều nước 1 lúc, cần chia đều lượng nước cần uống vào mỗi thời điểm trong ngày.(Các loại nước uống bổ thận)

Chế độ sinh hoạt

  • Người bệnh nên giữ tinh thần được thoải mái, hạn chế căng thẳng ở múc thấp nhất.
  • Cân bằng giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức.
  • Chú ý khám sức khỏe định kì và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Chế độ vận động

Vận động thể thao đều đặn phù hợp với sức khỏe sẽ giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và nâng cao chức năng thận. Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút để tập luyện các môn thể thao phù hợp với cơ thể, sức khỏe. Trên đây là một số gợi ý từ chuyên gia trả lời cho băn khoăn của anh Linh thận yếu nên hạn chế ăn gì? Và một số gợi ý về thực phẩm có lợi cho bệnh thận. Hy vọng, thông tin trên giúp anh Linh có thực đơn ăn uống lành mạnh, phù hợp với tình trạng sức khỏe, có thể hỗ trợ làm giảm mức độ tổn thương và áp lực ở thận, đồng thời rút ngắn quá trình phục hồi. Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề có liên quan, anh Linh có thể liên hệ đến số hotline 18001178 để biết thêm thông tin.    

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Câu hỏi liên quan

Xem thêm »
Loading...